12 biến chứng thai kỳ: Dấu hiệu và cách xử
trí
Các biến chứng có thể phát sinh trong thai kỳ
vì nhiều lý do. Biến chứng thai sản ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của thai
phụ và thai nhi.
NỘI DUNG
Các biến chứng thai kỳ là các vấn đề sức khỏe
xảy ra trong thai kỳ có thể liên quan đến sức khỏe của người mẹ, sức khỏe của
em bé hoặc cả hai. Một số phụ nữ có vấn đề sức khỏe phát sinh trong khi mang
thai, và những phụ nữ khác có vấn đề sức khỏe trước khi mang thai có thể dẫn đến
các biến chứng. Tình trạng sức khỏe khi mang thai của phụ nữ có thể là một nguy
cơ gây biến chứng.
Bên cạnh đó, những
thay đổi về nội tiết tố và cơ thể xảy ra trong thời kỳ mang thai cũng ảnh hưởng
đến quá trình mang thai.
Các biến chứng thai kỳ phổ biến
1. Biến chứng sảy thai
Sảy thai là hiện tượng
mất thai trong khoảng thời gian trước 20 tuần đầu của thai kỳ. Lý do sảy thai
không phải lúc nào cũng được biết. Hầu hết các trường hợp sảy thai xảy ra trong
tam cá nguyệt đầu tiên, tức là 13 tuần đầu tiên của thai kỳ. Những bất thường
về nhiễm sắc thể có thể ngăn cản sự phát triển thích hợp của trứng đã thụ tinh.
Hoặc các vấn đề về thể chất với hệ thống sinh sản của thai phụ có thể khiến em
bé khó phát triển khỏe mạnh.
Sảy
thai đôi khi được gọi là sảy thai tự nhiên, vì cơ thể tự bào thai giống như phá
thai thủ thuật. Dấu hiệu sảy thai phổ biến nhất là chảy máu âm đạo bất thường. Các triệu chứng
khác có thể bao gồm đau bụng dưới và chuột rút, và biến mất các triệu chứng
mang thai, chẳng hạn như ốm nghén.
2. Mang thai ngoài tử cung
Hình
ảnh biến chứng thai kỳ do thai ngoài tử cung.
Trứng
được thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung là thai ngoài tử cung.
Trứng thường định cư ở một trong các ống dẫn trứng. Do giới hạn về không gian
và thiếu các mô nuôi dưỡng ở đó, thai nhi không thể phát triển đúng cách.
Mang thai ngoài tử
cung có thể gây đau dữ dội và tổn thương hệ thống sinh sản của phụ nữ, đồng
thời có khả năng đe dọa tính mạng. Khi thai nhi tiếp tục phát triển, nó có thể
làm vỡ ống dẫn trứng, dẫn đến xuất huyết nội nghiêm trọng và sẽ chấm dứt thai
kỳ.
Nguyên nhân của chửa
ngoài tử cung bao gồm tình trạng mô tế bào thường phát triển trong tử cung phát
triển ở nơi khác trong cơ thể (lạc nội mạc tử cung) và sẹo ở ống dẫn trứng do
nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục trước đó.
3. Đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ
là một dạng bệnh đái tháo đường được chẩn đoán trong thời kỳ mang thai. Điều đó
có nghĩa là bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn sau khi mang
thai. Giống như bệnh đái tháo đường loại 2, bệnh đái tháo đường thai kỳ là do
kháng insulin (cơ thể bạn không phản ứng chính xác với hormone insulin).
Phụ nữ bị đái tháo
đường thai kỳ tăng nguy cơ sinh ra những em bé có cơ thể lớn hơn bình thường.
Ngoài ra, các nguy cơ sức khỏe khác đối với em bé bao gồm: Vàng da, hội chứng
suy hô hấp, lượng khoáng chất trong máu thấp bất thường và hạ đường huyết.
Bệnh đái tháo đường
thai kỳ được điều trị thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống và theo dõi chặt
chẽ lượng đường trong máu. Thuốc uống để giảm mức đường huyết cũng có thể cần thiết.
Mục đích là giữ cho lượng đường của người mẹ ở mức bình thường trong thời gian
còn lại của thai kỳ.
4. Suy cổ tử cung
Nguyên
nhân gây ra suy cổ tử cung thường mơ hồ, không rõ ràng nhưng dường như liên
quan đến sự kết hợp của các bất thường cấu trúc và các yếu tố hóa sinh (ví dụ,
viêm, nhiễm trùng); những yếu tố này có thể mắc phải hoặc di truyền. Hầu hết
phụ nữ bị suy cổ tử cung không biết rằng cổ tử cung của họ đang mỏng đi hoặc
ngắn lại. Suy cổ tử cung thường không có triệu chứng cho đến khi hiện
tượng sinh non xảy ra. Một số phụ nữ có các triệu
chứng sớm như căng tức âm đạo, chảy máu âm đạo hoặc ra máu ít một, đau bụng
không điển hình hoặc đau thắt lưng, hoặc tiết dịch âm đạo.
Suy cổ tử cung được chẩn
đoán bằng cách đo chiều dài cổ tử cung bằng siêu âm. Việc điều trị có thể bao
gồm nghỉ ngơi tại giường, đặt thuốc đặt âm đạo của hormone progesterone, hoặc
một thủ thuật gọi là thủ thuật thắt cổ tử cung.
Việc điều trị suy cổ
tử cung sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm chiều dài cổ tử cung, tuổi thai
và kết quả của những lần mang thai trước nếu thai phụ đã từng mang thai.
5. Nhau bong non
Nhau bong non xảy ra
khi nhau thai tách hoàn toàn hoặc một phần khỏi tử cung trước khi em bé được
sinh ra. Sự tách biệt này có nghĩa là thai nhi không thể nhận được chất dinh
dưỡng và oxy thích hợp. Nhau bong non xảy ra phổ biến nhất trong giai đoạn cuối
của thai kỳ. Các triệu chứng phổ biến bao gồm chảy máu âm đạo, co thắt và đau
bụng.
Các yếu tố khác có thể
làm tăng nguy cơ bong nhau thai bao gồm: Phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp mạn
tính và các vấn đề liên quan đến thai kỳ như nhiễm độc máu (tiền sản giật), vỡ
ối sớm, hút thuốc lá và sử dụng các chất gây nghiện...
Hình
ảnh nhau bong non.
6. Nhau tiền đạo
Nhau tiền đạo là một
biến chứng thai kỳ hiếm gặp xảy ra nếu nhau thai bám vào phần dưới cùng của
thành tử cung của phụ nữ, che phủ một phần hoặc hoàn toàn cổ tử cung. Khi nó
xảy ra, nó thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Tuy nhiên, một
số phụ nữ có nhau thai nằm ở đầu thai kỳ.
Nhau tiền đạo sẽ
nghiêm trọng hơn trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba, có thể dẫn đến chảy
máu âm đạo nhiều. Nếu không được điều trị ngưng chảy máu khiến mẹ bị sốc thậm
chí tử vong. Nhưng may mắn là hầu hết các trường hợp của tình trạng này đều
được nhận biết sớm và điều trị thích hợp.
7. Nước ối ít hoặc dư thừa
Nước ối đệm tử cung để
giữ an toàn cho thai nhi khỏi chấn thương. Và giúp duy trì nhiệt độ bên trong
bụng mẹ. Có quá ít nước ối (thiểu ối) hoặc quá nhiều nước ối (đa ối) cản trở
một số chức năng bình thường của tử cung.
Nước
ối thấp có thể ngăn cản em bé phát triển cơ bắp, tay chân, phổi và ảnh hưởng
đến hệ tiêu hóa. Hầu hết các trường hợp thừa nước ối đều nhẹ và không gây ra
vấn đề gì. Trong một số trường hợp hiếm hoi, quá nhiều nước ối có thể gây ra vỡ
màng ối sớm, nhau bong non, chuyển dạ và sinh non, xuất huyết sau sinh (chảy máu sau khi
sinh).
Tình trạng thiếu hoặc
thừa chất lỏng thường được phát hiện trong tam cá nguyệt thứ hai khi thai nhi
bắt đầu tập thở và hút nước ối. Đối với những người có quá ít nước ối, dung
dịch muối có thể được bơm vào túi ối để giúp giảm nguy cơ chèn ép hoặc tổn
thương các cơ quan của trẻ trong khi sinh.
Đối với những người có
quá nhiều nước ối, thuốc có thể được sử dụng để giảm sản xuất chất lỏng. Trong
một số trường hợp, một thủ thuật để hút bớt chất lỏng dư thừa (chọc hút nước
ối) có thể được thực hiện. Trong cả hai trường hợp, nếu các phương pháp điều
trị này không hiệu quả, có thể phải tiến hành lấy thai hoặc mổ lấy thai.
8. Tiền sản giật
Tiền sản giật là một
tình trạng được đánh dấu bằng huyết áp cao và lượng protein cao trong nước tiểu
của phụ nữ. Nó thường phát triển ở giai đoạn sau của thai kỳ, sau 20 tuần tuổi
thai, nó có thể phát triển sớm hơn trong thai kỳ, hoặc thậm chí sau khi sinh.
Các bác sĩ không chắc
chắn điều gì gây ra chứng tiền sản giật, và nó có thể từ nhẹ đến nặng. Trong
những trường hợp nghiêm trọng, các triệu chứng có thể bao gồm đau đầu dữ dội,
mờ hoặc mất thị lực tạm thời, đau bụng trên, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, giảm
lượng nước tiểu, tăng cân đột ngột, sưng ở mặt và tay. Thai phụ nên gọi cho bác
sĩ hoặc đến phòng cấp cứu ngay lập tức nếu bị đau đầu dữ dội, mờ mắt hoặc đau
bụng.
Đối
với hầu hết phụ nữ, tiền sản giật sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé.
Tuy nhiên, một số trường hợp tiền sản giật có thể khiến nhau thai không nhận đủ
máu. Tiền sản giật có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé
gây ra các biến chứng bao gồm: tăng trưởng chậm, cân nặng khi sinh thấp, sinh non, khó thở cho em bé, nhau bong non, hội chứng HELLP, sản giật hoặc co giật.
9. Sản giật
Sản giật xảy ra khi
tiền sản giật tiến triển và tấn công vào hệ thần kinh trung ương, gây co giật.
Đó là một tình trạng rất nghiêm trọng. Nếu không được điều trị, nó có thể gây
tử vong cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc trước khi sinh đúng cách,
rất hiếm khi chứng tiền sản giật dễ kiểm soát hơn tiến triển thành sản giật.
10. Sinh non
Sinh
non khiến trẻ mắc nhiều bệnh lý sơ sinh.
Chuyển dạ được coi là
sinh non khi xảy ra sau 20 tuần và trước 37 tuần của thai kỳ. Theo truyền
thống, chẩn đoán được thực hiện khi các cơn co thắt tử cung đều đặn có liên
quan đến sự mở ra (giãn ra) hoặc mỏng đi (sự giãn nở) của cổ tử cung. Đẻ non do
các biến chứng ở cả mẹ và con được điều trị tốt nhất bằng cách tiến hành sinh
nở, mặc dù thực tế là người mẹ vẫn chưa đến ngày dự sinh.
Chuyển dạ sinh non cần được chăm sóc y tế
kịp thời. Một phụ nữ gặp phải các triệu chứng của chuyển dạ sớm có thể được đặt
trên giường nằm nghỉ ngơi hoặc được cho thuốc để ngừng các cơn co thắt và được
theo dõi thường xuyên.
Có một loạt các yếu tố
nguy cơ liên quan đến chuyển dạ và sinh non, bao gồm: hút thuốc, chăm sóc trước
khi sinh không đầy đủ, tiền sử phá thai nhiều lần, tiền sử sinh non, một cổ tử
cung không đủ năng lực, u xơ tử cung, đường tiết niệu và các bệnh nhiễm trùng
khác
11. Huyết khối tĩnh mạch
Huyết khối tĩnh mạch
là cục máu đông thường phát triển trong tĩnh mạch ở chân. Phụ nữ dễ bị đông máu
trong suốt thời kỳ mang thai và sinh nở, đặc biệt là sau khi sinh (sau sinh).
Cơ thể tăng khả năng đông máu trong quá trình sinh nở, và đôi khi tử cung mở
rộng khiến máu ở phần dưới cơ thể khó trở về tim. Các cục gần bề mặt phổ biến
hơn.
Huyết khối tĩnh mạch
sâu nguy hiểm hơn nhiều và ít phổ biến hơn nhiều. Phụ nữ có nguy cơ hình thành
cục máu đông cao hơn nếu có tiền sử gia đình bị huyết khối, trên 30 tuổi, thừa
cân, đã từng sinh mổ, ảnh hưởng khói thuốc...
12. Hội chứng HELLP
Hội chứng HELLP (tán
huyết, tăng men gan và số lượng tiểu cầu thấp) là một tình trạng đặc trưng bởi
các bất thường về gan và máu. Hội chứng HELLP có thể tự xảy ra hoặc kết hợp với
tiền sản giật. Các triệu chứng thường bao gồm: buồn nôn, đau buốt đường tiêu
hóa, đau đầu, ngứa dữ dội.
Điều trị HELLP thường
yêu cầu sinh ngay lập tức, vì có thể làm tăng nguy cơ biến chứng sức khỏe
nghiêm trọng cho người mẹ. Các biến chứng bao gồm tổn thương vĩnh viễn hệ thần
kinh, phổi và thận.
Phòng
ngừa biến chứng thai kỳ
Phụ
nữ cần chăm sóc sức khỏe trước và trong khi mang thai để giảm nguy cơ biến
chứng thai kỳ.
Để
phòng ngừa các biến chứng thai kỳ, điều quan trọng là phụ nữ phải được chăm sóc
sức khỏe trước và trong khi mang thai để giảm nguy cơ biến chứng thai kỳ.
-
Trước khi mang thai
Hãy nói chuyện với bác
sĩ của bạn về các vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải hoặc đã từng mắc phải
trong quá khứ, bất kỳ vấn đề nào đã gặp phải trong bất kỳ lần mang thai nào
trước đó. Nếu các vấn đề sức khỏe được kiểm soát và được chăm sóc trước khi sinh
tốt, phụ nữ có khả năng sinh con bình thường, khỏe mạnh.
-
Trong khi mang thai
Các triệu chứng và
biến chứng khi mang thai có thể từ nhẹ và khó chịu đến bệnh nặng, đôi khi đe
dọa tính mạng. Đôi khi phụ nữ có thể khó xác định triệu chứng nào là bình
thường và triệu chứng nào không. Các vấn đề trong thai kỳ có thể bao gồm tình
trạng thể chất và tinh thần ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ hoặc thai nhi
và những vấn đề này có thể trở nên tồi tệ hơn khi mang thai.
Vì vậy, thai phụ nên
đi khám thai định kỳ, theo chỉ định của bác sĩ trước khi sinh. Khi có những dấu
hiệu bất thưởng cần đến ngay cơ sở y tế để được theo dõi và chẩn đoán.
( suckhoedoisong)